Cấu trúc Watson-Crick: B-DNA
Cấu trúc B-DNA được xác định bởi nhiễu xạ tia X với sự có mặt của Na + và ở độ ẩm 92%. Cấu trúc này có các đặc điểm sau:
Bao gồm hai chuỗi polynucleotid xoắn vặn xung quanh một trục theo hai chiểu ngược nhau theo quy tắc bàn tay phải với đường kính vờng xoắn khoảng 20. Cấu trúc xoắn vặn của hai chuỗi polynucleotid tạo cho DNA có một cấu trúc bền, hai chuỗi không thể tách rời khởi nhau nếu như không được mở xoắn. Trục xoăn là các base cờn các chuỗi đường-phosphat thì cuộn xung quanh.
Mặt phẳng của các base hầu như vuông góc với trục xoán ốc. Mỗi base của chuỗi này liên kết với base của chuỗi kia bằng liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung. Trong đó guanin và cytosin liên kết vối nhau bằng 3 liên kết hydro (G=C) cờn adenin và thymin liên kết với nhau bằng 2 liên kết (A=T). Do vậy mà trật tự các base ở chuỗi thứ nhất bổ sung với trật tự các base ở chuỗi thứ 2.
Mỗi một chu kỳ xoắn B-DNA lý tưởng gồm có 10 đôi base có độ dốc là 34, góc xoắn vặn của mỗi cặp base là 36° trong đó mỗi base cách nhau 3,4. Richard Dickerson và Horace Drew đã đo lại và cho thấy mỗi chu kỳ xoán là 10,1 đôi base và góc xoắn vặn của mỗi cập base là 35,6°.
Các dạng cấu trúc xoắn khác của acid nucleic
- Dạng A-DNA: cấu trúc A-DNA rộng hơn, vờng xoắn theo quy tắc bàn tay phải từ phải qua trái dẹt hơn so với cấu trúc B-DNA. Một chu kỳ xoắn của A-DNA có 11 đôi base có độ dốc là 28Â và góc xoắn vặn của mỗi cặp base so với trục là 20°. Cấu trúc này được thấy ở dạng bào tử của vi khuẩn Gram dương. Đây là cơ chế tự bảo vệ của vi khuẩn vì DNA ở dạng này bền vững với tia cực tím.
- Dạng Z-DNA: Có cấu trúc xoắn theo quy tắc bàn tay trái. Mỗi chu kỳ xoắn có 12 đôi base với độ dốc là 45. Chức năng sinh học của dạng Z-DNAchưa được khẳng định song có giả thuyết cho rằng có sự biến đối thuận nghịch từ cấu trúc B-DNA sang Z-DNA trong một số điều kiện nhất định như: tái tổ hợp gen trong quá trình thể hiện gen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét