Được tạo bởi Blogger.
RSS

Các dạng phân tử của enzym (isoenzym hoặc isozym)

Enzym dị lập thể (allosteric enzyme)

    Enzym dị lập thể là loại enzym ngoài trung tâm hoạt động còn một hoặc vài vị trí dị lập thể; trung tâm hoạt động tiếp nhận cơ chất để xúc tác cho phản ứng enzym trong khi vị trí dị lập thể tiếp nhận yếu tố dị lập thể để điều chỉnh hoạt động xúc tác của enzym. Về cấu tạo phân tử, enzym di lập thể có thể là loại enzym đơn chuỗi hoặc loại enzym đa chuỗi. Phân tử enzym dị lập thể có thể có loại vị trí dị lập thể dương, loại vị trí dị lập thể âm hoặc có cả hai.

    Khi vị trí dị lập thể dương tiếp nhận yếu tô’ dị lập thể dương A (chất hoạt hóa: activator) thì cấu hình enzym thay đổi theo hưóng có lợi hơn, enzym được hoạt hóa, ái lực enzym với cơ chất tăng lên, enzym gắn với cơ chất để tạo thành phức hợp enzym – cơ chất tốt hơn, tốc độ phản ứng tăng lên.

    Khi vị trí dị lập thể âm tiếp nhận yếu tố dị lập thể âm  (chất ức chế: inhibitor) thì cấu hình enzym thay đổi theo hướng có hại, enzym bị ức chế, ái lực enzym vối cơ chất giảm nên tô’c độ phản ứng giảm đi.

    Thông thường, những chất hoạt hóa dị lập thể là những chất đứng trước cơ chất trong chuỗi phản ứng, trong khi những chất ức chế dị lập thể là những chất đứng sau chuỗi phản ứng hoặc là sản phẩm cuối cùng của chuỗi phản ứng.Ví dụ: trong con đường đường phân, enzym phospho fructokinase là một enzym dị lập thể, được hoạt hóa bởi yếu tố dị lập thể dương là ADP và AMP, nhưng bị ức chế bởi yếu tố dị lập thể âm là ATP và citrat.

(isoenzym hoặc isozym)

Các dạng phân tử của enzym (isoenzym hoặc isozym)

    Trong cùng một loài, cùng một cơ thể, có những enzym tuy cùng xúc tác một loại phản ứng hóa học nhưng lại tồn tại dưới những dạng phân tử khác nhau, có những tính chất vật lý và hóa học khác nhau. Các dạng phân tử khác nhau của một loại enzym được gọi là isoenzym hoặc isozym. Ví dụ: Phân tử enzym lactat dehydrogenase (LDH) do bốn tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị là một chuỗi polypeptid cấu tạo nên. Các chuỗi này gồm 2 loại, do hai gen khác nhau tổng hợp nên: chuỗi nguồn gốc tim (H) và chuỗi nguồn gốc cơ (M). Vì enzym LDH là loại enzym tetramer do bốn chuỗi polypeptid cấu tạo nên, cho nên sự tổ hợp giữa hai loại chuỗi polypeptid đã tạo thành năm dạng phân tử (isoenzym) của LDH khác nhau;

LDHj do 4 chuỗi H tạo thành: HHHH

LDH2 do 3 chuỗi H và 1 chuỗi M tạo thành: HHHM

LDH3 do 2 chuỗi H và 2 chuỗi M tạo thành: HHMM

LDH4 do 1 chuỗi H và 3 chuỗi M tạo thành: HMMM

LDH5 do 4 chuỗi M tạo thành:  MMMM

    Vì vậy, LDH1 được gọi là isoenzym kiểu tim và LDH5 được gọi là isoenzym kiểu gan. Các isoenzym này có hằng số Michaelis (Km) và tốc độ phản ứng tối đa (Vmax) khác nhau.

    Enzym creatin kinase (CK) do 2 chuỗi polypeptid cấu tạo nên: một chuỗi có nguồn gốc não (B) và một chuỗi có nguồn gốc cơ (M), do đó tạo thành 3 loại isoenzym: CK-BB, CK-MB và CK-MM.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

2 nhận xét:

Тунг nói...

Hay!

Тунг nói...

Cho mình hỏi bào này được trích trong giáo trình nào ra vậy bạn? :-)

Đăng nhận xét