Được tạo bởi Blogger.
RSS

Sự thoái hóa của glucose

    Phản ứng 6 là phản ứng oxy hóa và phosphoryl hóa GAP thành 1,3- diphosphoglycerat (1,3DPG) bởi NAD+ và Pi được xúc tác bởi glyceraldehyd-3- phosphat dehydrogenase. David Trentham từ những kết quả nghiên cứu động học đã đưa ra cơ chế xúc tác của GAPDH gồm 5 bước: bước 1: GAP gắn vào enzym; bước 2: nhóm sulíhydryl của Cys trong enzym gắn vào aldehyd tạo thành thiohemiacetal; bước 3: thiohemiacetal oxy hóa thành thioeste bằng cách vận chuyển hydrid (H~) sang NAD+. Năng lượng của sự khử aldehyd không bị phung phí mà được bảo tồn trong liên kết thioeste và dạng khử NADH.; bước 4: Một phân tử NAD+khác thay thế NADH; bước 5: gốc phosphat gắn vào thioeste tạo thành sản phẩm acyl phosphat (1,3-DPG) và enzym phục hồi.

Phosphoglycerat kỉnase (PGK)

    Phản ứng 7 là phản ứng đầu tiên của con đường đường phân tạo ra ATP và 3-phosphoglycerat (3PG) nhờ phosphogíycerat kinase ịPGK). Oxy của phosphat tận của ADP gắn vào nhóm phosphat Cl của 1,3-DPG và tạo thành sản phẩm (3PG)

Phosphoglycerat mutase (PGM)

    Phản ứng 8 Phosphoglycerat mutase (PGM) xúc tác sự chuvển đổi 3PG thành 2-phosphoglycerat (2PG). Dạng hoạt động của PGM chứa phospho His ở vị trí hoạt động. Phản ứng xảy ra qua 5 bước; bước 1: Tạo phức hợp 3PG- phospho enzym; bước 2: nhóm phosphat của enzym được vận chuyển đến cơ chất, tạo phức hợp 2,3-DPG enzym; bước 3: chuyển nhóm phosphat khác củacơ chất sang enzym tạo phức hợp 2PG enzym; bước 4: tách 2PG khởi enzym dạng hoạt động; bước 5: Thỉnh thoảng 2,3-DPG được tách ra khởi enzym dạng không hoạt động.

     Con đường đường phân ảnh hưởng đến sự vận chuyển oxy. Trong hồng cầu 2,3 DPG gắn vào deoxyhemoglobin và nó làm giảm ái lực của oxy với Hb. Nồng độ 2,3 DPG trong hồng cầu khá cao (~5mM). Trong hồng cầu sự tạo thành và phân huỷ 2,3 DPG phụ thuộc vào con đường đường phân. Diphosphoglycerat mutasexúc tác sự chuyển gốíc phosphat từ Cl sang C2 của phân tử 1,3 DPG để tạo thành 2,3 DPG. Sau đó 2,3 DPG lại bị thuỷ phân tách phosphat nhờ 2,3 phosphoglycerat phosphatase.Do đó sự vân chuyển oxy trong hồng cầu chịu ảnh hưởng của con đường đường phân, ở bệnh bẩm sinh, thiếu hụt enzym hexokinasevà thiếu hụt pyruvat kinaseảnh hưởng đến đường cong bão hoà oxy của hemoglobin

Sự thoái hóa của glucose

 Enolase (tao thành chất trung gian“năng lương cao “ thứ hai)

    Phản ứng 9 là sự khử nước của 2PG thành phosphoenol pyruvat (PEP) bởi enolasexúc tác. Enolasechỉ hoạt động khi ở dạng phức hợp với Mg2+

Pyruvat kinase

   Phản ứng 10 là phản ứng tạo thành ATP thứ hai do PEP chuyển phosphat từ liên kết enolphosphat (liên kết giàu năng lượng) sang phân tử ADP tạo thành ATP và tạo thành pyruvat dưới tác dụng của pyruvat kinase.

Sự thoái hóa tiếp theo của pyruvat

Thoái hóa pyruvat trong diều kiên yếm khí (không có oxy tham gia)

    Trong con đường đường phân như đã mô tả ở trên, số lượng NAD+ giảm sau phản ứng 6. Ở cơ trong quá trình hoạt động khi nhu cầu ATP cao và oxy do máu cung cấp không đủ, lactat dehydrogenase(LDH) xúc tác sự oxy hóa của NADH bởi pyruvat tạo thành lactatvà NAD+. Phản ứng này cũng thường được goi là phản ứng 11 của con đường đường phân. LDH được cấu tạo bởi hai dưới dờn vị là H và M để tạo thành 5 isozym M4, M3H, M2H2, MH3, H4. Typ H thường có ở tổ chức có oxy như cơ      tim, typ M có ở các tổ     chức không  có oxy như gan,   cơ xương. Typ     H của LDH có chức năng trong sự oxy hóa lactat thành pyruvat, typ M của LDH có xu thê xúc tác theo hướng ngược lại.

Đọc thêm tại: http://hoahocvasinhhoc.blogspot.com/2015/06/con-uong-uong-phan-glyeolysis.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sinh học lớp 10

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét