Sự biến tính bắt đầu xảy ra ở nhiệt độ từ 40 đến 50° C và sự biến tính xảy ra ở những nhiệt độ cao hơn. Thời gian tiếp xúc với nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzym. Enzym có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong một thời gian ngắn. Nói chung, ở ranh giới nhiệt độ enzym chưa bị biến tính, khi tăng nhiệt độ lên 10° C, tốc độ phản ứng tăng lên gấp hai lần, nghĩa là giá trị hệ số nhiệt độ (temperature coeficient) Q10 bằng 2.
Như vậy, các kết quả phân tích enzym phải được nêu rõ là được thực hiện ở nhiệt độ nào và phải hiệu chỉnh bằng bảng hiểu chỉnh hoạt độ enzym theo nhiệt độ nếu cần thiết. Các mẫu huyết tương có thể được bảo quản ở nhiệt độ trong tủ lạnh (0°-4°C) hoặc đông lạnh trong một thời gian nhất định cho đến khi phân tích mà các enzym không bị mất hoạt tính. Tuy nhiên, không nên đông lạnh rồi lại làm tan enzym nhiều lần bởi vì điều này có thể gây biến tính protein.
Ngoài ra, ngày nay, các vi khuẩn sống ở đáy biển nóng hoặc suối nước nóng người ta đã phát hiện được một số enzym bền với nhiệt, có khả năng chịu nhiệt rất cao. Ví dụ: các enzym Taq DNA polymerase, Tli DNA polymerase, Pfu DNA polymerase, Tth DNA polymerase, Tma DNA polymerase, … có nhiệt độ tối ưu khoảng 75-80°C, có thể hoạt động ở nhiệt độ 95° Ctrong vài chục phút. Vì vậy, các enzym này hiện đang được sử dụng rộng rãi cho phản ứng chuỗi polymerase (polymerase chain reaction: PCR).
pH môi trường
Bản chất của các enzym là protein nên chúng mang điện. Các mức độ pH khắc nghiệt có thê gây biến tính enzym hoặc ảnh hưởng đến trạng thái ion hóa của enzym, gây nên sự thay đổi cấu trúc hoặc thay đổi điện tích trên các gốc acid amin ở trung tâm hoạt động. Vì vậy, mỗi enzym chỉ hoạt động trong một ranh giối pH đặc hiệu và hoạt động tối ưu ở một pH đặc hiệu. Hầu hết các phản ứng enzym sinh lý xảy ra trong một giới han pH khoảng từ 7 đến 8, nhưng một số enzym hoạt động trong một giới hạn pH rộng hơn một số enzym khác. Trong phòng thí nghiệm, phải được kiểm soát một cách chặt chẽ ở pH tối ưu bằng những dung dịch đệm thích hợp.
Các chất hoạt hóa
Các chất hoạt hóa (activator) là các chất làm tăng tốc độ của phản ứng enzym hoặc là làm cho enzym ở trạng thái không hoạt động trở thành trạng thái hoạt động. Các chất hoạt hóa thường là các phân tử nhở hoặc các ion. Các chất hoạt hóa của enzym nói chung thường là các kim loại (Ca2+, Fe2+, Mg2+, Mn2+, Zn2+ và K+) hoặc á kim (Br’ và C1). Cơ chế hoạt động của các chất hoạt hóa là tạo nên một vị trí hoạt động tích điện dương để có thể tác động vào các nhóm tích điện âm của cơ chất. Các chất hoạt hóa khác có vai trờ làm thay đổi cấu hình không gian của enzym, làm ổn định cấu trúc bậc ba và bậc bôn của phân tử enzym, làm enzym dễ gắn với cơ chất, cũng có thể có vai trờ liên kết cơ chất với enzym hoặc với coenzym, hoặc tạo ra sự oxy hóa hoặc sự khử.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét