Được tạo bởi Blogger.
RSS

Kết quả, đặc điểm và ý nghĩa của chu trình sinh học

-  Phản ứng 5: tạo succinat.

    SuccinylCoA thuỷ phân tạo succinat nhờ enzym thiokinase. Năng lượng giải phóng khi thuỷ phân liên kết giàu năng lượng thioeste trong succinyl CoA được dùng để tạo liên kết giàu năng lượng trong phần tử GTP từ GDP và H3P04.

-  Phản ứng 6: oxy hóa succinat thành fumarat.

    Succinat loại đi 1 cặp H2 nhờ enzym succinat dehydrogenasecó coenzym FAD sẽ tạo thành fumarat.

-  Phản ứng 7: hydrat hóa fumarat thành malat.

Fumarat kết hợp với 1 phân tử H20 tạo malat nhờ enzym fumarase.

-  Phản ứng 8: oxy hóa malat thành oxaloacetat.

    Malat loại đi 1 cặp H2 nhờ enzym malat dehydrogenasecó Coenzym là NAD. Đây là phản ứng cuối cùng đóng vòng chu trình acid citric.

Kết quả, đặc điểm và ý nghĩa của chu trình

Kết quả.

-   Hai nguyên tử c dưới dạng acetyl CoA vào chu trình ngưng tụ với acid oxaloacetic. Hai nguyên tử c ra khỏi chu trình dưới dạng C02 do các phản ứng khử C02 ở phản ứng 3 và 4.

-  Bốn cặp H2 ra khỏi chu trình: 3 ở dạng NADH và 1 là FADH2. Các cặp H2 này vào chuỗi hô hấp tế bào cho 11 ATP. 1 liên kết phosphat giàu năng lượng hình thành ở GTP được dùng tạo 1 phân tử ATP. Tổng cộng 12 ATP.

- Hai phân tử H20 được sử dụng.

 Đặc điểm: – Xảy ra trong ty thể .

- Trong điều kiện ái khí.

 Ý nghĩa.

-  Là giai đoạn thoái hóa chung, cuối cùng của các chất glucid, lipit và protein.

-  Cung cấp nhiều năng lượng.

- Cung cấp các chất chuyển hóa trung gian cho các chuyển hóa khác (liên hệ với các chuyển hóa khác ở những chương sau).

chu trình sinh học

Điều hoà chu trình acid citric

    Điều hoà chu trình acid citric là điều hoà quá trình tạo ATP theo nhu cầu của tế bào sống. Có 3 điểm quan trọng trong chu trình acid citric do những enzym dị lập thể xúc tác có tác dụng điều tiết hoạt động của toàn bộ chu trình.

- Phản ứng 1: ATP là chất ức chế dị lập thể của El.

- Phản ứng 4: ATP là chất ức chế, ADP là chất kích thích.

-  Phả ứng 5: succinylCoA và NADH ức chế phản ứng.

    Trong tế bào, các chất G, L, p thoái hóa sẽ tạo ra acid pyruvic, acid béo. Các chất này thoái hóa tiếp trong ty thể tế bào tạo các mẩu 2C là acetyl CoA.

    Acetyl CoA thoái hóa hoàn toàn trong chu trình Krebs tạo C02 đào thải và H2 ở dưới dạng NADHH và FADH2 đi vào chuỗi vận chuyển điện tử gắn ở màng trong ty thể. Năng lượng giải phóng trong quá trình vận chuyển điện tử được dùng để bơm H+ từ trong ty thể ra qua màng trong ty thể vào khoang giữa hai màng. Màng trong ty thể không cho H+ qua lại tự do vì vậy tạo ra một chênh lệch nồng độ H+ giữa hai phía màng trong ty thể và H+ có xu hướng bị đẩy vào màng trong ty thể theo quy luật vật lý thông thương. H+ chỉ có thể đi vào trong ty thể .qua ATP synthasevà lực đẩy H+ qua enzym này đã xúc tác tạo nên ATP. ATP từ trong ty thể ra ngoài bào tương cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sông của tế bào.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét